Hỗn hợp dùng cho ngan, vịt đẻ trứng SM.007

Lt.85s
Lt.88s
Lt.323
Lt.324
Lt.701s
Lt.702s
Lt.85s
Lt.88s
Lt.323
Lt.324
Lt.701s
Lt.702s

Hỗn hợp dùng cho ngan, vịt đẻ trứng SM.007

Gà trắng từ 1-14 ngày tuổi

Mã sản phẩm: SM.007

Thị trường phân phối: Việt Nam

Vật nuôi: Gà trắng từ 1-14 ngày tuổi

Quy cách đóng gói: Bao tải 25kg

Liên hệ đặt hàng Gọi điện tư vấn: 096 804 57 66

HAPPY 340 dùng cho gà siêu thịt từ 01 đến 21 ngày tuổi.
Sản phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường, hỗ trợ hệ miễn dịch trên gia cầm non; cân bằng acid amin, bổ sung men tiêu hóa; bổ sung ccas sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, kích thích tính thèm ăn.

2019 09 11 10 53 11

Hiện nay rất nhiều trang trại ngoài việc có công thức phù hợp với vật nuôi và còn để tiết kiệm chi phí thì họ có thể dùng các sản phẩm của địa phương như khô thóc cám gạo … tạo ra các viên cám chất lượng phục vụ chăn nuôi. Các viên cám được tạo ra từ công thức trên cần được gói gọn trong những viên cám để vật nuôi được bổ sung tốt nhất, chính vì thế mà các trang trại nên sử dụng máy ép cám viên để làm việc này.

Thức ăn giàu năng lượng là các loại thức ăn có hàm lượng carbonhydrate và chất béo phong phú, hàm lượng xơ thô dưới 18%, hàm lượng protein thô dưới 20% tính theo khối lượng vật chất khô; chủ yếu bao gồm các loại hạt ngũ cốc, cám trấu, rễ củ, thân củ, mật đường, một số loại dầu thực vật và mỡ động vật…Đây là thành phần chính trong thức ăn chăn nuôi, chiếm khoảng 60% khẩu phần ăn hằng ngày của gà.

a) Ngô:

Ngô có hàm lượng năng lượng cao (14,06 Mj/kg); ít xơ (hàm lượng chất xơ chiếm khoảng 2%); chứa nhiều axit linoleic (2%); hàm lượng chất béo chiếm khoảng 3.5 – 4.5%, protein là 8.6% tuy nhiên lượng lysine và tryptophan tương đối thấp. Ngô giàu tinh bột, ngon miệng, giá thành hợp lý, là thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu, chiếm khoảng 50-70% lượng thức ăn chăn nuôi. Ngô có 2 loại: ngô vàng và ngô trắng; ngô vàng chứa nhiều caroten giúp da gà có màu hấp dẫn hơn. Hiện nay có nhiều giống ngô được gây trồng phục vụ cho mục đích chăn nuôi như ngô giàu protein, lysine, phytase với giá trị dinh dưỡng cao, cho hiệu quả chăn nuôi tốt hơn so với các giống truyền thống.

b) Lúa mì (tiểu mạch):

Năng lượng trao đổi chứa trong lúa mì là 12,97Mj/kg, hàm lượng protein tương đối cao (chiếm 12,1%). Lúa mì giàu vitamin nhóm B và cung cấp lượng axit amin đầy đủ hơn so với các loại ngũ cốc khác. Tuy nhiên, không nên sử dụng lúa mì làm thức ăn trực tiếp có hàm lượng đường đa không tinh bột tương đối cao, cho ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà. Lượng lúa mì trộn thêm vào thức ăn của gà sau khi đã bổ sung B – glucanase và xylanase ở mức 30% là hợp lý.

c) Đại mạch và yến mạch:

Năng lượng trong 2 loại ngũ cốc này thấp hơn so với ngô và lúa mì, tuy nhiên hàm lượng protein và các vitamin nhóm B khá phong phú. Do có vỏ cứng và hàm lượng xơ thô tương đối cao nên trong khẩu phần ăn của gà nên hạn chế phối trộn 2 loại hạt này.

d) Cám mì:

Bao gồm cám lúa mì và cám đại mạch. Lượng năng lượng chứa trong cám mì khá thấp, tuy nhiên hàm lượng protein lại tương đối cao (11 – 17%). Cám mì giàu vitamin nhóm B; tỷ lệ các thành phần tương đối cân bằng; ngon miệng; là thức ăn chăn nuôi thường dùng cho gà. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều do cám mì có hàm lượng xơ thô cao, dễ gây tiêu chảy.

- Giai đoạn 1: Gà 5 – 30 ngày tuổi: Thành phần thức ăn tự phối trộn gồm ngô 62% + cám gạo 25% + đạm (đậm đặc hoặc cá ủ men) 10% + Premix 3%.

- Cách dùng: Gà 5 – 7 ngày tuổi, dùng 10 – 20% thức ăn tự trộn và 80 – 90% thức ăn viên. Gà 7 – 10 ngày tuổi, dùng 25 – 30% thức ăn tự trộn và 70 – 75% thức ăn viên. Tăng dần thức ăn tự trộn, đến ngày 20 – 30 cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tự trộn. Với gà ta và gà lai chọi có thể ngưng cám viên khi gà được 20 ngày; gà Tam Hoàng thì ngưng cám viên khi gà được 30 ngày.

- Giai đoạn 2: Gà 30 – 60 ngày tuổi: Thành phần thức ăn tự phối trộn gồm rau 20% + cám ngô 55% + cám gạo: 15% + đạm 10% + premix 3%. Nếu dùng cám đậm đặc thì ủ men ngô, cám gạo sau đó trộn vào 6 – 7 kg cám đậm đặc và bổ sung thêm premix 2 – 3%. Nếu dùng cá thì nấu lên, để nguội, trộn đều với cám gạo, cám ngô, độ ẩm vừa phải, trộn men vi sinh vào và đậy lại khoảng 2 – 3 h, sau đó ủ 2 – 3 ngày là dùng được.

- Giai đoạn 3: Gà từ ngày 60 đến xuất chuồng: Thành phần thức ăn tự phối trộn gồm chất xơ 25 – 30% + cám ngô 45 – 50% + cám gạo 15% + đạm 10%. Tất cả nguyên liệu trước khi phối trộn cần được xay nhuyễn và trộn đều với nhau tránh tình trạng trong thức ăn chỗ quá nhiều đạm chỗ lại thiếu vitamin… dẫn đến sự tăng trưởng không đồng đều của đàn gà. Với muối bột, cần phải rang lên rồi xay nhỏ (nên sử dụng muối iot). Các loại khô lạc, đậu nành nên được phơi khô tránh ẩm mốc nếu không gà ăn phải sẽ bị ngộ độc, hủy hoại gan, chậm lớn và giảm năng suất nuôi…

- Chỉ nên ủ các thức ăn tinh bột như ngô, sắn, cám gạo… không nên ủ thức ăn tổng hợp như cám công nghiệp hay cám viên đã phối trộn và ép ra. Có thể trộn cám công nghiệp hoặc cám viên tự ép với thức ăn tinh bột đã ủ lên men cho gà ăn. Đừng quên bổ sung Vime ADE và Vitamin B – Complex, khoáng chất premix cho gà.